Trang chủ / Dịch vụ Visa / Visa Châu Âu / Visa Schengen

VISA DU LỊCH ĐỨC BỊ TỪ CHỐI THÌ PHẢI LÀM GÌ?

Ngày đăng: Thứ Ba, 18/06/2024

Ai trong chúng ta cũng không hề mong muốn mình bị từ chối visa Đức, bởi chúng ta đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể nộp được hồ sơ. Nhưng điều gì đến cũng đến, hồ sơ của chúng ta không thực sự quá tốt khiến cho lãnh sự quán nghi ngờ mục đích thực sự của chúng ta và đã từ chối cấp visa cho chúng ta. Điều đó, không phải cánh cửa đi du lịch Đức bị đóng lại vĩnh viễn, chúng ta vẫn có thể xin lại thành công ở lần sau nếu hồ sơ của chúng ta được cải thiện đáng kể hơn so với hồ sơ nộp lần đầu đã bị từ chối. Hôm nay, Aebay Việt Nam sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem những lý do nào khiến bạn bị trượt visa Đức và cách xử lý hồ sơ như thế nào khi đã bị từ chối!

Số lượng người Việt sinh sống và làm việc ở Đức khá đông nên nhiều người có mong muốn được sang Đức đi du lịch và thăm thân. Nhưng hồ sơ xin visa Đức cũng là một trong những loại xin visa khó nhất trên thế giới, đòi hỏi bạn phải chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ nhất. Việc bạn chưa chuẩn bị hồ sơ kỹ càng đó là lý do chính khiến bạn bị trượt visa đầy tiếc nuối. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân chính khiến bạn bị trượt visa Đức và cách xử lý hồ sơ đã từng bị từ chối.


Những nguyên nhân khiến bạn bị từ chối visa Đức


Đức thuộc khối Schengen, mọi yêu cầu về thủ tục và giấy tờ xin visa Đức phải đáp ứng được các điều kiện của visa Schengen. Nếu bạn chưa đáp ứng được những yêu cầu đó thì hồ sơ của bạn sẽ bị trượt, đây là một không phải là hiếm gặp khi xin visa Schengen nói riêng và các quốc gia phát triển khác nói chung. Dưới đây  sẽ là những nguyên nhân phổ biến khiến bạn trượt visa Đức hiện nay mà mọi người thường hay mắc phải trong quá trình làm hồ sơ:



Không chứng minh được tài chính rõ ràng


Chứng minh tài chính luôn là một trong những điều kiện bắt buộc khi mà bạn muốn xin visa đi du lịch bất cứ quốc gia nào. Nước Đức đã từng phát hiện nhiều giấy tờ hồ sơ tài chính của đương đơn nộp là giả nên họ xét rất nghiêm ngặt khi xét vấn đề tài chính. Nếu hồ sơ xin visa du lịch Đức bị từ chối thì bạn hãy xem lại các giấy tờ chứng minh tài chính của mình đã thực sự đủ mạnh để thuyết phục lãnh sự quán hay chưa.


Trong vấn đề chứng minh tài chính, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến sao kê ngân hàng của bản thân. Sao kê của bạn nên lấy từ 3-6 tháng gần nhất khi nộp hồ sơ. Trong quá trình sao kê, bạn phải làm rõ được bạn có một nguồn thu nhập ổn định từ công việc chính của bạn hay từ nhiều nguồn thu nhập khác của bạn.


Trong sao kê, bạn hãy highlight những dòng sao kê mà bạn thể hiện được nguồn thu nhập chính của bạn. Đây là tips giúp Lãnh sự quán xét duyệt sẽ thấy rõ hơn bạn có một nguồn thu nhập ổn định hàng tháng và bạn có đủ khả năng chi trả cho chuyến đi lần này của ban.


Ngoài vấn đề về công việc, bạn cũng cần có những tài sản khác của bản thân nộp kèm theo trong hồ sơ như tài sản mà bạn đang sở hữu: giấy tờ bất động sản, ô tô, sổ tiết kiệm, các tài sản chứng khoán,...


Không chứng minh được mục đích chuyến đi


Bạn cần phải chứng minh mục đích chuyến đi thực sự của bạn là gì? Nếu bạn không chứng minh cho lãnh sự quán thấy được rõ mục đích nhập cảnh của bạn là gì thì bạn sẽ bị trượt khá cao. Đây sẽ là một số sai lầm trong việc chứng minh mục đích chuyến đi mà bạn cần phải xem xét kỹ trong hồ sơ của bạn


- Thông tin đặt vé máy bay khứ hồi và đặt phòng khách sạn không trùng khớp với mục đích chuyến đi

- Không thể xác thực chính xác thư mời của người thân hay đối tác ở Đức

- Thời gian bạn đi du lịch Đức không khớp với thời gian mà bạn dự định xin nghỉ phép ở doanh nghiệp, công ty mà bạn đang làm việc.


Hộ chiếu trắng, lịch sử đi du lịch nước ngoài ít

Việc hồ sơ của bạn chưa từng đi du lịch nước ngoài sẽ là một yếu điểm trong hồ sơ xin visa Đức của bạn. Để có thể tăng tỉ lệ đậu khi nộp hồ sơ xin visa Đức thì bạn nên đi một số quốc gia trước để có thể làm lịch sử du lịch của mình trở nên tốt hơn.


Một số quốc gia mà bạn có thể dễ dàng có thể cải thiện lịch sử du lịch của mình là

  1. Các quốc gia không cần phải xin visa: Khu vực Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia
  2. Các quốc gia có thể xin E-visa hoặc Visa On Arrival: Đông Timor, Nepal, Hồng Kong
  3. Các quốc gia bắt đầu xin visa những nước dễ như Trung Quốc, Đài Loan,

Sau khi bạn đã cải thiện lịch sử du lịch của mình thì bạn hoàn toàn có thể tiến hành nộp hồ sơ xin visa vào Đức. 


Mua bảo hiểm không đúng quy định


Bảo hiểm là thứ không thể thiếu nếu bạn muốn xin visa Đức. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhiều người đã mua bảo hiểm nhưng vẫn bị trượt vì mình đã mua bảo hiểm không đúng theo quy định. Do đó, để tránh gặp phải trường hợp không may mắn như trên thì bạn nên nhờ các đơn vị dịch vụ làm visa trong việc mua bảo hiểm để tốt hơn.


Cần phải làm gì khi bị trượt visa Đức?


Sau khi bị từ chối visa Đức thì bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi bạn vẫn còn cơ hội để có thể xin được visa Đức.


Khiếu nại hồ sơ xin visa Đức


Bạn được quyền khiếu nại hồ sơ của mình nếu thấy kết quả trả về chưa thực sự thuyết phục. Bạn đã chuẩn bị hồ sơ của mình một cách đầy đủ và hồ sơ của mình thực sự tốt nên sẽ không có lí nào mà lãnh sự quán lại từ chối. Rất nhiều người đã thành công có thể kháng cáo kết quả của Lãnh sự quán, nên bạn cũng đừng lo lắng quá. Trong đơn gửi khiếu nại thì bạn cần bổ sung các giấy tờ liên quan đến hồ sơ của mình thật chắc chắn.

Theo quy định hiện nay, bạn sẽ có 1 tháng kể từ thời điểm bạn nhận được thông báo bị từ chối visa Đức của Đại sứ quán. Đơn khiếu nại của bạn thường sẽ được giải quyết trong vòng 1 tháng, một số ít trường hợp thì thời gian sẽ kéo dài hơn lên đến 12 tháng.


Khi làm thủ tục khiếu nại thì bạn viết đơn bằng tiếng Đức gửi cho Đại sự quán Đức theo 2 hình thức là đường bưu điện hoặc gửi bản Scan qua Mail. Bạn cũng cần phải ký vào đơn khiếu nại. 


Nếu bạn ủy quyền cho người khác thì bạn phải chuẩn bị giấy ủy quyền và trong đơn khiếu nại có chữ ký của người ủy quyền.


Đơn khiếu nại của bạn sẽ được Đại sứ quán tiếp nhận và xem xét miễn phí. Nếu Đại sứ quán chấp thuận với đơn của bạn thì bạn sẽ nhận được thông báo liên hệ để cấp thị thực. Và nếu kết quả không được chấp thuận thì bạn sẽ nhận được thư giải quyết khiếu nại bằng tiếng Đức.


Nội dung đơn khiếu nại khi bạn bị từ chối visa Đức

  • Họ tên
  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Số hộ chiếu
  • Mã hồ sơ xin thị thực
  • Thông tin liên hệ: Địa chỉ, Số điện thoại, Email phản hồi
  • Thư phải trình bày lý do vì sao bạn cho rằng việc bị từ chối cấp visa là không hợp lý
  • Các giấy tờ mà bạn đã nộp trong hồ sơ trước đó

 


Chuẩn bị một bộ hồ sơ mới


Kết quả của đơn khiếu nại có thể thành công nhưng tỉ lệ khá là thấp. Đại sứ quán đã mất rất nhiều thời gian để xét duyệt hồ sơ của bạn. Họ vẫn còn nghi ngờ về hồ sơ của bạn nên chưa thể cấp visa cho bạn vào thời điểm đó. Đây có thể là cơ hội cho bạn cải thiện hồ sơ của mình mạnh hơn để có thể nộp lại visa vào lần tới. Dựa trên những nguyên nhân mà đại sứ quán gửi trong thư từ chối kết hợp những yếu tố khiến bạn có thể có thể bị trượt visa Đức ở trên thì bạn hãy cải thiện lại hồ sơ của mình. Một bộ hồ sơ mạnh hơn sẽ là đánh giá tích cực trong quá trình xin visa của bạn.


Trên đây là những kinh nghiệm xử lý khi mà bạn bị từ chối visa Đức mà chúng tôi đã tổng hợp dược dựa trên những kinh nghiệm quý báu của những khách hàng đã tin tưởng và sử dụng visa Đức của công ty. Đây là sẽ chìa khóa giúp bạn có thể giúp bạn tự tin hơn trong hành trang xin visa Đức của mình. Nếu bạn đang còn nhiều thắc mắc cần giải quyết thì hãy liên hệ ngay với Aebay Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn, cập nhật nhiều kiến thức và cẩm nàng visa cực kỳ hữu ích của chúng tôi.


Đăng ký Tư vấn: VISA DU LỊCH ĐỨC BỊ TỪ CHỐI THÌ PHẢI LÀM GÌ?
Tên người liên hệ (*)
Email (nếu có)
Số điện thoại (*)
Địa chỉ
Yêu cầu thêm
Mã bảo mật
refesh  
Gửi thông tin
Đag xử lý...
Ý kiến về: VISA DU LỊCH ĐỨC BỊ TỪ CHỐI THÌ PHẢI LÀM GÌ?
Vì sao chọn chúng tôi

Thủ tục đơn giản.

Hỗ trợ 24/7.

Thông tin minh bạch, công khai.

Dịch vụ tận tâm, hỗ trợ nhiệt tình sau làm visa.

Kiểm tra tỷ lệ đậu visa
trong 2 phút!
      50+ quốc gia khác
Bài viết tiếp theo
Bài viết trước đó
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 0946 033 668
Gọi ngay
FB Chat
Zalo Chat
Liên hệ