Nhiều người thường xin visa và phải nộp hồ sơ tại 2 cơ quan là Đại sứ quán và Lãnh sự quán. Tuy nhiên, lại rất dễ nhầm lẫn khi làm hồ sơ?
1. Đại sứ quán
Đây là cơ quan đại diện ngoại giao cho một quốc gia tại một quốc gia khác, cơ quan này được thiết lập khi 2 nước có mối quan hệ ngoại giao cùng nhau và đồng ý thiết lập ra một cơ ngoại giao giữa 2 nước. Do đó, nếu 2 quốc chưa có thỏa thuận đồng ý quan hệ ngoại giao thì sẽ không có cơ quan Đại sứ quán của 2 nước đó.
Người đứng đầu cơ quan Đại sứ quán là Ngài Đại Sứ hoặc Ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
Đại sứ quán có quyền hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: chính trị, kinh tế, quân sự. Đại sứ quán có nhiệm vụ là quảng bá hình ảnh của đất nước và thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.
Đây cũng là cầu nối cho các công dân có thể liên lạc tại nước sở tại. Họ cũng chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho công dân của mình ở nước sở tại, tư vấn thủ tục cần thiết cho công dần.
Đại sứ quán còn hỗ trợ cơ hội việc làm và hỗ trợ trong hoạt động giáo dục cộng đồng qua các chương trình du học, cấp học bổng học sinh, sinh viên
Một trong những hoạt động phổ biến nhất mà mọi người phải đến cơ quan Đại sứ quán là xin cấp visa để tới nước của Đại sứ quán đó.
Do có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, Đại sứ quán luôn được đặt tại thủ đô của một quốc gia. Đó là lý do mà Hà Nội là nơi tập trung Đại sứ quán của các quốc gia khác ở Việt Nam và nước lại thì Đại sứ quán của Việt Nam cũng sẽ được đặt tại thủ đô của các quốc gia có mối quan hệ ngoại giao
b) Nhiệm vụ của Đại sứ quán là gì?
Theo quy định trong điều Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia nhiệm vụ của Đại sứ quán như sau?
- Đại sứ quán có chức năng, nhiệm vụ thay mặt cho nhà nước của mình tại nước nhận đại diện
- Đại sứ quán có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi nhà nước và công dân của nước mình tại nước sở tại.
- Đàm phán với chính phủ của nước của nước sở tại
- Thông qua những phương pháp hợp pháp, Đại sứ quán tìm hiểu điều kiền và tiến triển, tình hình nước đại diện và báo cáo cho chính phủ của nước mình
Đại sứ quán sẽ thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, phát triển quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giữa nước mình với nước đại diện.
2. Lãnh sự quán
a) Lãnh sự quán là gì?
Là cơ quan đại diện ngoại giao của nhà nước tại thành phố ở nước ngoài, phụ trách một khu vực nào đó của nước sở tại. Lãnh sự quán được thành lập khi mà quan hệ ngoại giao của 2 nước đã đạt đến một mức độ nào đó và cảm thấy cần thiết để có Tổng Lãnh sứ quán.
Trái ngược với Đại sứ quán, lãnh sự quán thường được đặt tại các thành phố lớn của nước sở tại. Ở Việt Nam, một số lãnh sự quán thường đặt tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
Người đứng đầu cơ quan Lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự, tiếp theo đó là Phó Tổng Lãnh sự, Lãnh sự rồi phó lãnh sự, tùy viên
b) Nhiệm vụ của Lãnh sự quán
Lãnh sứ quán và Đại sứ quán hoạt động độc lập với nhau. Phía Lãnh sự quán chỉ hoạt động theo Tổng lãnh sự quán hẹp hơn, chủ yếu lĩnh vực kinh tế, visa của trong vùng mà mình quản lý
Cấp trên của Tổng lãnh sự quán chính là bộ ngoại giao, Tổng lãnh sự quán báo cáo lên Bộ Ngoại giao và không cần phải thông qua phía Đại sứ quán.
Hy vọng với sự phân biệt rõ ràng về Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở trên thì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 cơ quan ngoại giao này. Bạn tránh nhầm lẫn trong quá trình xin visa đi nước ngoài nhé, có thể tùy từng nước thì sẽ do Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán đứng ra chịu trách nhiệm xử lý hồ sơ visa. Chúc bạn may mắn!
- VP Hà Nội: Tòa nhà Felizhome 297 Hoàng Mai, P Hoàng Văn Thụ, Q Hoàng Mai, Tp Hà Nội
- VP. Hồ Chí Minh: 14/10 Ngô Tất Tố, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TP HCM
- Website: www.aebay.vn
- Hotline: +84 946.033.668